Đối phó với sự xúc phạm Wikipedia:Giữ_một_cái_đầu_lạnh

Ngay cả khi hai bên đều có chung một mục đích --cá tươi--người câu cá và con bồ nông vẫn phớt lờ nhau để tập trung cho công việc riêng.

Đôi khi tại Wikipedia, bạn sẽ bị xúc phạm bởi các thành viên bất chấp quy tắc không tấn công cá nhân, có vài cách để bạn đối phó với sự xúc phạm đó:

  1. Phớt lờ chúng. Tiếp tục làm công việc của bạn và chẳng cần lo nghĩ về những lời tấn công đó, vì bạn không bắt buộc phải đáp trả.
  2. Lịch sự đề nghị thành viên mà bạn cho rằng đã xúc phạm mình rút lại những gì họ đã nói. Đôi khi họ chỉ vô tình xúc phạm và không nhận ra rằng những lời nói của họ có thể bị hiểu theo cách đó. Vài người sẽ thay đổi cách cư xử khi thấy họ đang làm người khác khó chịu. Cũng cần nói rằng việc đề nghị một lời xin lỗi hay rút lại lời tấn công ít khi đem lại hiệu quả.
    Nếu chính bản thân bạn vì vô tình hay tức giận mà xúc phạm người khác, một lời xin lỗi sẽ giúp làm bình ổn vấn đề. Nếu bạn thực sự muốn xúc phạm người khác và không thể xin lỗi một cách chân thành, tốt nhất hãy giữ im lặng. Nếu cách đó không hiệu quả, hay xem lại cách tiếp cận vấn đề của bạn, hãy cố tập trung vào những chi tiết mà bạn không đồng tình thay vì tấn công cá nhân người khác.
  3. Thay vì đáp trả sự xúc phạm bằng những lời xúc phạm khác, hay trở nên giận dữ, hãy thử tập trung tìm hiểu xem tại sao họ lại xúc phạm bạn. Trong nhiều trường hợp có thể họ muốn giỡn chơi với bạn, trong những trường hợp khác, hãy đừng để vấn đề của họ trở thành vấn đề của bạn. Hãy nhớ rằng chúng ta đã có quá đủ rắc rối trong cuộc đời thực.

Khi chúng ta điều chỉnh một vi phạm về thái độ trung lập tại Wikipedia, để tránh những tranh cãi không cần thiết, tốt hơn hết hãy làm theo quy tắc sau:

  1. Hỏi một cách lịch sự tại trang thảo luận của bài viết về phần mà bạn coi là không trung lập (trừ trường hợp chúng vi phạm một cách quá đáng) và đề nghị những sửa đổi của bạn.
  2. Nếu không có hồi đáp, hãy thực hiện sửa đổi.
  3. Nếu có hồi đáp, hãy cố gắng đạt được đồng thuận về các sửa đổi của bạn.

Theo cách đó, các cuộc bút chiến sẽ khó lòng xảy ra cho tới khi các thành viên đồng thuận được về sửa đổi. Đương nhiên cách này có nhược điểm là chúng đòi hỏi một thời gian chờ đợi dài, nhưng một bài viết có nội dung cứ 5 giây lại bị thay đổi một lần thì cũng chẳng có ấn tượng đẹp hơn đối với các thành viên Wikipedia khác. Cách làm này có thể không hiệu quả đối với những thành viên đơn giản là không muốn viết một bài viết trung lập, nhưng với các thành viên có xu hướng chỉ hơi mất trung lập khi viết bài thì thông thường chúng sẽ đem lại hiệu ứng tốt.